Bài mới

Ăn chay có đủ dinh dưỡng cho bà bầu?

Tác giả hieunguyengro on Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014 | 13:18

Nhiều phụ nữ ăn chay thường lo sợ chế độ ăn chay sẽ ảnh hưởng đến em bé đang lớn dần trong bụng, vì không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu.

Theo ý kiến của các chuyên gia việc ăn chay trong thời kỳ thai nghén có thể cung cấp cho cả mẹ và bé đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.


dinh duong cho ba bau


Nên

Có rất nhiều ưu điểm khi duy trì chế độ ăn chay lúc có thai. Ví dụ như chế độ dinh dưỡng cũng trở nên hợp lí hơn. Nguồn cung cấp protein đến từ rau quả sẽ tốt hơn cho thận. Thêm vào đó, một phụ nữ ăn chay có thể tránh được bênh sâu răng- một bệnh phổ biến ở các bà mẹ. 

Ngoài ra, ăn chay sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tăng huyết áp, táo bón, bệnh tim mạch, tiểu đường mẫu 2, ung thư và bệnh sỏi mật, vv…


dinh duong cho ba bau

Không nên

Dù đây có thể là một lựa chọn tốt cho sức khỏe tuy nhiên phải mất khá nhiều công sức để duy trì. Sẽ tốn nhiều công sức hơn để lên kế hoạch cho một bữa ăn hiệu quả theo một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu. Nhìn chung, phụ nữ loại bỏ càng nhiều loại thức ăn ra khỏi thực đơn thì sẽ càng khó để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung chế độ ăn kiêng cũng có thể lấp đi khoảng trống này.

Một phụ nữ chuyên ăn chay có thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thông qua một chế độ ăn uống hợp lý và việc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Một phụ nữ ăn chay trường niên không ăn thịt động vật sẽ cần bổ sung thêm vitamin B12, sắt và có thể thêm cả can-xi, kẽm và vitamin D.

Mặc dù tốn nhiều công sức hơn để theo một chế độ ăn chay nhưng các bà bầu lại có thể khỏe hơn, bổ sung dưỡng chất tốt hơn cho cơ thể.

Vậy bạn nghĩ có thể theo đuổi chế độ ăn uống này nữa không?

Nguyên tắc nấu giúp trẻ suy dinh dưỡng mau tăng cân

Tác giả hieunguyengro on Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014 | 13:14

Tăng cường dinh dưỡng bữa ăn, khuyến khích trẻ ăn hay ăn thêm bữa phụ...là những mẹo được chuyên gia khuyên giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân.

Suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi; khiến các bệnh lý hô hấp, tiêu chảy… xảy ra và kéo dài, làm cho trẻ ăn uống kém, ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Làm thế nào để có thể phát huy hết giá trị dinh dưỡng của bữa ăn đối với trẻ là điều trăn trở của không ít phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng. Quan trọng là mẹ cần phải giúp trẻ ăn nhiều hơn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

suy dinh duong

Ba mẹ có thể tham khảo một số nguyên tắc dưới đây:

1. Tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn

Thức ăn cho trẻ nên đầy đủ chất dinh dưỡng, càng đa dạng càng tốt. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà mẹ lựa chọn kết cấu thức ăn phù hợp. Do đó, khi chế biến phải chú ý cắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên cắt nhỏ. Do đó việc tăng cường chất dinh dưỡng là lời khuyên đầu tiên cho trẻ suy dinh dưỡng.

2. Không ép trẻ ăn

Hãy để trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Ép ăn chỉ khiến trẻ sợ ăn, nôn trớ, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn.

3. Cho trẻ ăn cháo đặc

Vì nếu nấu loãng, bé có cảm giác ăn nhiều hơn, nhưng lại chỉ là nhiều nước, trong khi năng lượng sẽ thấp. Tuy nhiên nấu đặc quá sẽ khiến trẻ khó ăn, mẹ nên nấu đặc vừa phải và chú ý chuẩn bị mùi vị hấp dẫn cho món ăn để bé dễ ăn hơn.

suy dinh duong

4. Ăn thêm bữa phụ

Bữa phụ nên được bắt đầu trước bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. Đây cũng có thể là lúc để trẻ ăn bù cho bữa ăn chính ít trước đó. Một số thực phẩm tốt cho trẻ như sữa, sữa chua, hoa quả. Nhất là bữa ăn phụ trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ thẳng giấc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên mẹ nhớ không nên cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ.

Mỗi ngày cho trẻ ăn từ 5 – 6 bữa. Khi chia nhỏ bữa ăn như vậy, trẻ không có cảm giác phải ăn nhiều mỗi bữa hay cố ép ăn.

5. Thêm dầu mỡ vào món ăn của bé

Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Hơn nữa, dầu mỡ cũng là dung môi giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D.

Cháo bổ dưỡng, giải nhiệt cho người cao tuổi

Tác giả hieunguyengro on Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014 | 08:50

Vào mùa hè, cơ thể ra nhiều mồ hôi nên chóng mệt mỏi, ăn không ngon, khó ngủ... nên người cao tuổi rất dễ mắc bệnh. Để giữ sức khỏe, chống lai suy dinh dưỡng và tăng sức đề kháng, nên ăn các món có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt.

Một số món cháo thuốc thích hợp cho người cao tuổi trong mùa hè:

suy dinh duong

Cháo ý dĩ: Cháo ý dĩ chữa bệnh tả, lỵ, lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, chữa bệnh co gân, phong thấp lâu ngày, kích thích tiêu hóa, bổ phế kiện tỳ. Ngoài ra, cháo này còn lợi sữa, rất tốt cho phụ nữ sau sinh nở. Tùy theo số người ăn, cứ hai phần gạo một phần ý dĩ, cho nước nấu nhừ, nêm gia vị mì chính, ăn trong ngày

Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay nhỏ vừa, ngâm trước hai tiếng đồng hồ. Gạo tẻ tùy theo số người ăn, thường là 300 g gạo, 100 g đỗ. Nấu chín thành cháo, cho thêm đường phèn hay đường đỏ. Nếu không muốn ăn đường thì cho gia vị vừa đủ, ăn nguội.

Cháo đậu xanh mát, giải nhiệt, cầm mồ hôi, thanh tân chỉ khát, dễ tiêu hóa, chống táo bón, nhuận tràng, nhất là những trường hợp máu nóng, làm mát ở những người háo nhiệt, phù thũng, ngứa ngáy khắp người, cháo còn có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể khi bị nhiễm chất độc hoặc tăng đào thải các chất độc của cơ thể. 

Cháo sữa đậu nành: Lấy 650 ml sữa đậu nành cho gạo tẻ vào nấu (tùy theo khẩu vị thích ăn đặc hay loãng). Khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vừa đủ, ăn ấm nóng. Cháo sữa đậu nành là món cháo bồi dưỡng hằng ngày, dễ tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc lại mát gan, mát huyết. Cháo dùng được cho mọi lứa tuổi, tốt nhất cho người già vì tiêu hóa kém, hấp thu chậm, miệng nhạt, ăn không thấy ngon, người háo, da khô, mắt mờ, can thận nóng.

Cháo sắn dây: Lấy 30 g bột sắn dây, 100 g gạo tẻ nấu nhừ thành cháo, ăn khi còn ấm. Tác dụng: Bổ trợ cho sức khỏe, nhất là những người già yếu, huyết áp cao, co thắt mạch vành, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa gây tỳ hư, miệng háo, môi khô, lưỡi đỏ, khát nước nhiều.

Cháo hoài sơn (củ mài): Tùy theo số người ăn, cứ nửa gạo nửa hoài sơn nấu thành cháo, nêm gia vị vừa đủ, ăn nguội. Tác dụng: Bổ tỳ vị, bổ thận, bổ phế, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh. Cháo còn chữa được bệnh tả lỵ lâu ngày, hư lao, tiểu đêm nhiều lần, thận hư yếu.

Cháo thận dê: Lấy một quả thận rửa sạch thái mỏng ướp với rượu trắng, gia vị, gừng sợi trong 20 phút. Gạo kê nấu thành cháo chín cho thận dê vào, ăn nóng. Tùy lượng người ăn cứ 100 g gạo kê, 1 quả thận dê. Tác dụng: Bổ dưỡng, hồi phục tế bào não, tăng cường trí nhớ, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối, ngủ kém hay đi tiểu đêm. Cháo còn có tác dụng chữa bệnh suy sinh dục ở nam giới

Cháo chim sẻ: 8-10 con chim sẻ làm sạch lông, bỏ phủ tạng thái nhỏ, 30 g dây tơ hồng, 10 g phúc bồn tử, 20 g kỷ tử. Cho nước vào đun kỹ, lấy nước hầm chim đem nấu cháo, khi chín nhừ cho gia vị, thêm mấy lát gừng tươi thái sợi. Tác dụng: Bổ can, bổ thận, bổ khí huyết, sinh tinh, chữa đái són, đái dầm, thận hư, đau các khớp.

Cháo lươn: Lươn làm sạch ướp gia vị, mì chính, hạt tiêu. Nấu cháo gạo tẻ chín nhừ, xào lươn rồi cho vào cháo, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng, cho hành và rau răm đủ thơm. Tác dụng: Bổ dưỡng cho người cao tuổi, khí huyết hư, người mệt mỏi; tiêu phù lợi tiểu, chữa đau lưng mỏi gối ăn ngủ kém, hoa mắt chóng mặt, kích thích tiêu hóa. 

Cháo mướp: Lấy một quả mướp nạo sạch vỏ, thái nhỏ. Dùng 30 g gạo tẻ nấu cháo chín cho mướp vào, cho đường vừa ăn hoặc gia vị vừa đủ, ăn nguội. Tác dụng: Mát huyết trừ đờm, tránh cảm gió, giải độc thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, cháo làm mát da trừ mụn nhọt, chữa viêm thanh, phế quản mạn tính do nhiệt. 

Cháo trứng gà: Lấy 100 g gạo tẻ nấu cháo, khi chín nhừ đập quả trứng gà vào cháo, lấy cả lòng trắng lòng đỏ (cần chọn trứng gà ta, mới đẻ), cho hành hoa đủ dùng, ăn nóng cho khỏi tanh. Tác dụng: Bổ dưỡng, dễ ăn, thích hợp cho người già sau ốm, cơ thể suy nhược, gầy xanh mệt mỏi, thở yếu, đi lại chậm chạp và phụ nữ sau sinh.

Dinh dưỡng cho mẹ, chiều cao cho bé

Tác giả hieunguyengro on Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014 | 17:29

Chiều cao, cân nặng của bé phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, vì dinh dưỡng bào thai là một trong những giai đoạn quyết định.

Dinh dưỡng cần cho cả mẹ và bé

Quá trình sinh học giúp bé phát triển lớn lên làm tăng nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ, đặc biệt là lượng máu tuần hoàn. Bình thường, tổng thể tích máu của cơ thể vào khoảng 4 – 5 lít. Trong thời kỳ mang thai, tổng thể tích máu tăng, đạt khoảng 6 – 7 lít. Khối lượng máu bắt đầu tăng trong ba tháng đầu, tăng nhanh vào ba tháng giữa và đạt tối đa vào ba tháng cuối. Sự tăng thể tích máu cần phải đạt đủ ngưỡng thì mới đáp ứng được nhu cầu của mẹ sẽ cản trở rất lớn đến chiều cao, cân nặng của em bé.

dinh duong cho ba bau

Để đảm bảo đủ máu, ước tính, tổng số lượng sắt cần trong thời kỳ mang thai là 1000 mg. Trên thực tế, một chế độ ăn trung bình chỉ cung cấp được 10 – 15 mg sắt/ngày. Rõ ràng lượng sắt luôn bị thiếu hụt nên cần thiết phải bổ sung. Việc cung cấp đủ sắt trong thời kỳ mang thai giúp người mẹ có đủ máu, thể lực dồi dào, tăng khả năng phòng chống bệnh tật, đủ khoẻ mạnh để sinh nở. Đó cũng là điều kiện để bé yêu phát triển đầy đủ về chiều cao, cân nặng và sự hoàn thiện của các cơ quan.

Công thức tối ưu

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho bà bầu, giúp bé có được chiều dài tối đa khi sinh. Đây cũng là khởi nguồn quan trọng để bé không bị suy dinh dưỡng và có được chiều cao tốt nhất. Vì vậy, đủ sắt là vấn đề cần được ưu tiên.

Hãy thực hiện dinh dưỡng đa dạng và cân bằng, đa dạng các chất bởi không một loại thực phẩm nào chứa đủ các chất cho bà mẹ.

Trong những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu và đắc biệt là nhu cầu sắt tăng rất đột phá. Có thể bổ sung viên sắt phù hợp. Tuy nhiên, điều hết sức lưu ý là không nên quá lạm dụng viên sắt. Vì chất sắt trong viên sắt không tốt bằng sắt tự nhiên trong thực phẩm. Và cũng nên nhớ viên sắt cũng có những mặt trái của nó nên cần được sử dụng theo mức độ thiếu máu và chỉ định của bác sĩ. 

Dinh dưỡng cân bằng, tăng cường sắt hợp lý là công thức giúp mẹ và thai nhi khoẻ mạnh.

Những loại xét nghiệm phái đẹp không nên bỏ qua

1. Khám phụ khoa
khám phụ khoa
Khám phụ khoa. (Ành minh họa)
Phụ nữ nên bắt đầu khám phụ khoa từ độ tuổi 13-15 và kiểm tra thường xuyện, định kỳ hàng năm từ 21 tuổi trở lên. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để chị em được chăm sóc kịp thời và để phòng tránh bệnh phụ khoa.
2. Khám sức khỏe tổng thể và tiền sử bệnh tật trong gia đình
Khám tổng quát
Khám tổng quát . (Ảnh minh họa)
Yếu tố tiền sử hoặc có thể gọi là yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Kiểm tra hàng năm có thể làm giảm các yếu tố gây nguy cơ mắc những bệnh nghiêm trọng hoặc mạn tính. Bên cạnh đó, chị em cũng nên đi khám để tìm hiểu về tiền sử về kinh nguyệt, thói quen sinh hoạt tình dục, sức khỏe thể chất và tinh thần. Kiểm tra huyết áp, cân nặng và chỉ số khối cơ thể cũng là những bài kiểm tra dễ thực hiện để đánh giá sức khỏe tổng thể.
3. Khám lâm sàng tuyến vú
Các cục u dưới cánh tay hoặc những dấu hiệu bất thường ở núi đôi nên được phát hiện sớm. Phụ nữ nên đi kiểm tra lâm sàng tuyến vú từ năm 20 tuổi. Từ 20 đến 39 tuổi nên khám với chu kỳ 3 năm một lần. Từ 40 tuổi trở lên, chị em nên kiểm tra sức khỏe núi đôi hàng năm. Bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà theo chu kỳ hàng tháng hoặc nhiều hơn.
16 loại xét nghiệm phụ nữ không nên bỏ qua - Ảnh 1
Khám lâm sàn tuyến vú .(Ảnh minh họa)
4. Chụp nhũ ảnh
Chụp nhũ ảnh là một trong những phương pháp dùng tia X liều thấp để kiểm tra các mô tại vùng ngực. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú. Những phụ nữ tuổi từ 40 trở lên nên chụp nhũ ảnh hàng năm. Nếu gia đình đã có người bị ung thư vú, bạn nên chụp nhũ ảnh sớm hơn.
5. Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Tất cả phụ nữ đều cần được sàng lọc STD khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Phụ nữ dưới 25 tuổi nên khám sàng lọc bệnh lậu và bệnh Chlamydia hàng năm.
Sau 25 tuổi, việc sàng lọc phụ thuộc vào các yếu tố gây nguy cơ hoặc triệu chứng mắc bệnh. Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) bao gồm xét nghiệm nước tiểu, cổ tử cung và xét nghiệm máu-vi rút HIV.
6. Ung thư đại tràng
Ảnh minh họa

Ung thư đại tràng là một trong ba loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ. Nội soi đại tràng có thể phát hiện và điều trị sớm loại ung thư này. Những người bị viêm đại tràng hoặc những người có tiền sử ung thư đại tràng trong gia đình nên khám sàng lọc từ năm 13 tới 18 tuổi. Trong khi đó, những người từ 19 tới 49 tuổi nên được sàng lọc nếu họ có nguy cơ cao như bị bệnh ruột kích thích hoặc bệnh viêm đường ruột(Crohn). Phụ nữ nên đi nội soi đại tràng 10 năm một lần bắt đầu từ tuổi 45 đến 50.
7. Bệnh tiểu đường
Bắt đầu từ tuổi 45, chị em nên được kiểm tra bệnh tiểu đường cứ 3 năm một lần và sớm hơn nếu có những yếu tố như béo phì hoặc tiền sử gia đình. Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu củabệnh tim mạch và đang gia tăng do đại dịch béo phì. Việc kiểm tra sớm là rất quan trọng. Xét nghiệm được thực hiện thông qua xét nghiệm gluco huyết tương lúc đói hoặc xét nghiệm hemoglobin A1.
8. Đánh giá hồ sơ lipit
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nguy cơ bị bệnh tim và đo hàm lượng cholestlerol, triglyceride trong cơ thể. Các xét nghiệm này nên được thực hiện từ năm 13 tới 44 tuổi nếu bạn đang trong tình trạng béo phì và có tiền sử gia đình. Từ 45 tuổi, phụ nữ nên khám sàng lọc cứ 5 năm một lần. Những thay đổi về chế độ ăn hoặc sử dụng thuốc có thể làm giảm mức độ những chỉ số này.
9. Xét nghiệm viêm gan B và C
Ảnh minh họa

Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh viêm gan B là sử dụng ma túy, những người được sinh ra ở nước có tỷ lệ mắc bệnh này chiếm từ 2% trở lên và những người nhiễm HIV. Phụ nữ nằm trong các nhóm trên cần được khám sàng lọc những bệnh này từ năm 13 tới 18 tuổi Nguy cơ mắc viêm gan C gia tăng nếu tiếp xúc với kim tiêm nhiễm bệnh, việc xăm hình trên cơ thể hoặc lây từ mẹ ruột. Tần suất sàng lọc nên được thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ.
10. Xét nghiệm phiến đồ âm đạo (Pap smear)
Trong xét nghiệm phiến đồ âm đạo, các tế bào được lấy từ cổ tử cung để sàng lọc ung thư. Xét nghiệm này được khuyến nghị thực hiện 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 21 và kết thúc ở tuổi 65. Nếu có kết quả bất thường, bạn sẽ được làm xét nghiệm HPV để kiểm tra sàng lọc các chủng nguy cơ cao của vi rút HPV.
11. Xét nghiệm HPV
HPV là vi rút u nhú ở người. Đây được coi là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, gây ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm phiến đồ âm đạo. Vì HPV khá phổ biến ở những phụ nữ dưới 30 tuổi, nhưng nó chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra PAP bất thường.
Phụ nữ từ 30 tới 65 tuổi được khuyến nghị thực hiện 5 năm một lần loại xét nghiệm này.
12. Sa cơ quan vùng chậu
Khoảng 1/3 phụ nữ bị ảnh hưởng của sa cơ quan vùng chậu hoặc một tình trạng tương tự trong đời. Điều đó có nghĩa là có từ một hoặc một vài cơ quan vùng chậu - bàng quang, tử cung, âm đạo, ruột non, trực tràng - hoạt động không đúng chức năng. Bắt đầu từ tuổi 65, phụ nữ nên được sàng lọc hàng năm loại bệnh này.
13. Mật độ xương
KIEM TRA MAT DO XUONG
Kiểm tra mật độ xương.(Ành minh họa)
Phụ nữ trên 65 nên được đo mật độ xương hai năm một lần. Và nếu có các yếu tố nguy cơ loãng xương như bị chứng rối loạn ăn uống hoặc lối sống ít vận động, chị em nên làm kiểm tra này sớm hơn.
Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X-quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất xương có trong một phân đoạn của xương, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.
14. Kiểm tra hoóc-môn kích thích tuyến giáp
Xét nghiệm máu này kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Loại kiểm tra này nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh. Với phụ nữ trên 50, kiểm tra cứ 5 năm một lần.
15. Xét nghiệm ung thư da
Phụ nữ nên kiểm tra da tổng thể cứ 2 năm một lần hoặc sớm hơn nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng khác thường nào trên da, có thể là một tháng một lần. Các dấu hiệu bất thường như mụn, màu sắc da không đồng đều...
16. Kiểm tra thị lực
Kiểm tra thị lực .(Ảnh minh họa)
Các chuyên gia cho rằng kiểm tra mắt ít nhất 2 năm một lần là điều cần thiết. Tuy nhiên, với những người đang có vấn đề về thị lực thì nên kiểm tra hàng năm.
Theo Dân trí

Dinh dưỡng cho mẹ, trí tuệ cho con

Dinh dưỡng cho bà bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ cho mẹ mà còn ảnh hưởng tới trí tuệ của con. 


Mặc dù thai nhi được bảo vệ bởi nhau thai nhưng não thai nhi rất dễ bị tổn thương do nhiều ảnh hưởng ngoại sinh. Đặc biệt, bộ não thai nhi chịu tác động lớn bởi tình trạng dinh dưỡng cho bà bầu.

Mẹ suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Vì thế, duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh trước và khi mới mang thai là điều rất quan trọng. Các loại thực phẩm khuyến khích thai nhi phát triển bộ não vì thế cũng cần thiết.

dinh duong cho ba bau


Phát triển não cho thai nhi

Các dấu hiếu đánh dấu quá trình não phát triển xảy ra khá sớm, khoảng 16 ngày sau khi thụ thai, với sự hình thành của lá thần kinh (cấu trúc này sau đó bắt đầu cuộn lên và gấp lại, tạo thành ống thần kinh). Đến ngày thứ 27, các ống thần kinh đóng lại, bắt đầu chuyển đổi thành cột sống và não. Bộ não phát triển sau đó tách thành các vùng riêng biệt, để sau này tạo thành não trước, não giữa và não sau. Giữa tuần 24 và 44 của thai kỳ, các khu vực này trải qua thay đổi đáng kể về cấu trúc và chức năng, tiến triển từ một cấu trúc đơn giản để trở thành một trong những hình thái tương tự như não người lớn.

Ống thần kinh đóng là một trong những bước quan trọng nhất của sự phát triển não ở thời kỳ đầu. Người mẹ cần phải nhận thức được yêu cầu dinh dưỡng giai đoạn này để tránh các biến chứng.

Các chất dinh dưỡng phát triển não bào thai

Tất cả các chất dinh dưỡng đều quan trọng cho sự phát triển trí não nhưng một số chất có ý nghĩa lớn hơn. Chúng bao gồm protein, sắt, kẽm, selenium, iốt, folate, vitamin A, choline và chuỗi axit béo không bão hòa đa.

Folate và choline là đặc biệt quan trọng trong quá trình mới mang thai để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Iốt cũng đặc biệt quan trọng, thiếu hụt iốt là nguyên nhân lớn nhất của chậm phát triển tâm thần.

Thực phẩm khuyến khích phát triển não khỏe mạnh

Folate có nhiều trong các loại rau lá xanh như rau bina và măng tây, cũng như trong các loại đậu như đậu Hà Lan… Folate cũng dồi dào trong gan bò. Trong đó, axit folic (hình thức tổng hợp của folate) được bổ sung trong một số thực phẩm như bột mì, sữa và ngũ cốc…

Choline được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn như cá, trứng và thịt. Nó cũng đặc biệt có nhiều trong gan bò.

Phụ nữ thiếu iốt được khuyến khích bổ sung iốt trong chế độ ăn uống. Cá có chứa hàm lượng cao iốt nhưng phụ nữ mang thai được khuyến khích không dùng cá có chứa thủy ngân. Vì vậy, bổ sung iốt qua thực phẩm khác như muối iốt là lựa chọn an toàn nhất.

Nguy cơ khi mẹ có chế độ dinh dưỡng thấp

Thiếu hụt dinh dưỡng cho bà bầu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể là thiếu hụt vitamin B và choline thường dẫn đến các khuyết tật ống thần kinh, các tật nứt đốt sống và thiếu não là phổ biến nhất.

- Nứt đốt sống xảy ra khi các ống thần kinh không đóng đúng cách, dẫn đến thiệt hại của tủy sống và gây tê liệt.
- Thiếu não nghiêm trọng hơn và xuất hiện khi nhiều phần của não không phát triển. Các bé mắc bệnh này thường là chết non hoặc chết ngay sau khi sinh.
 
Support : Tan Phat Nguyen
Copyright © 2014. Sức khỏe mẹ và bé - All Rights Reserved